Có rất nhiều người cho rằng giải quyết vấn đề đến một cách tự nhiên, nhưng đó thực sự là một kỹ năng bạn có thể phát triển và trau dồi theo thời gian. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi không chỉ tìm ra một giải pháp kỳ diệu để giải quyết vấn đề mà họ còn xây dựng các quy trình và tận dụng các công cụ để tìm kiếm thành công và bạn cũng có thể làm như vậy.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi chia sẻ cho bạn cách giải quyết vấn đề trong nội bộ doanh nghiệp như thế nào cho hợp lý.
Mâu thuẫn nội bộ là điều khó tránh khỏi khi làm việc trong môi trường tập thể. Nhưng nếu nhà lãnh đạo biết cách đối mặt và giải quyết vấn đề thì sẽ giúp họ thể hiện được năng lực quản lý của mình.
Khi một vấn đề nảy sinh, có thể rất dễ dàng bắt tay ngay vào việc tạo ra một giải pháp. Tuy nhiên, nếu bạn không kiểm tra kỹ lưỡng điều gì đã dẫn đến vấn đề ngay từ đầu, bạn có thể tạo ra một chiến lược không thực sự giải quyết được nó.
Chính vì thế, phải tìm ra gốc rễ của vấn đề rồi mới tìm cách giải quyết vấn đề trong nội bộ công ty. Hãy là một nhà quản lý công bằng, lắng nghe thật cẩn thận từng ý kiến của các bên và đừng vội đưa ra bất kỳ phán xét nào. Sau đó, hãy thử đặt địa vị của mình vào mỗi bên và xem xét hướng giải quyết.
Khi có vấn đề xảy ra trong nội bộ công ty thì hầu hết các bên sẽ cho rằng lợi ích của họ không được công bằng và nhà quản lý đang thiên vị cho một bên khác mà không phải họ. Vì vậy, không để cho nhân viên cho rằng nhà quản lý thiếu công bằng, cách hay nhất đó là bạn cần thấu hiểu các bên.
Tuy nhiên, ngay cả khi đã hiểu được điều này, việc họ bắt tay làm hòa là điều khá khó khăn. Do vấn đề xảy ra họ tích tụ đầy sự cạnh tranh và ganh đua. Những cách làm của nhà quản lý như vậy có thể làm dịu bầu không khí.
Sau khi lắng nghe các bên đưa ra lời giải thích, bạn cần chỉ cho họ hiểu rằng, việc họ đang làm sẽ gây tổn thất rất lớn đến sự phát triển của công ty. Những vấn đề mà các phòng ban đang gặp phải khi xung đột giữa họ xảy ra. Do sự hiểu lầm từ chính trong suy nghĩ này gây nên những cạnh tranh không đáng có.
Cạnh tranh có thể tạo ra xung đột giữa các nhân viên. Tuy nhiên, khi các thành viên trong nhóm hiểu cách tranh luận lành mạnh và chia sẻ ý kiến một cách cởi mở, thì cạnh tranh sẽ trở thành chất xúc tác cho sự đổi mới và cải tiến.
Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, các nhân viên có thể thôi thúc nhau để vượt quá hiệu suất bình thường của họ,
tăng cường sản xuất và các ý tưởng đổi mới – ở cấp độ cá nhân cũng như đối với toàn bộ lực lượng lao động.
Bạn cần xoa dịu sự căng thẳng, hạ nhiệt cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhân viên xuống bằng cách tổ chức các buổi trao đổi . Thông qua buổi trao đổi, các bên sẽ chia sẻ định hướng phát triển cho nhau, vạch ra những bước đi quan trọng, đạt mục tiêu kéo dài cho bản thân và giúp đỡ nhau phát triển toàn diện.
Mọi nhân viên không nên cạnh tranh với những người khác trong tổ chức của mình hoặc đối thủ của tổ chức của mình, mà họ nên cạnh tranh với những nỗ lực trước đó của bản thân. Liên tục nâng cao tiêu chuẩn và đặt ra các mục tiêu cao hơn sẽ giúp nhân viên làm việc tốt nhất.
Với những chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có cho mình cách giải quyết cạnh tranh trong nội bộ công ty một cách thông minh, hiệu quả nhất. Hãy suy nghĩ về những gì bạn sẽ làm nếu bạn phải đối mặt với một vấn đề nội bộ, biến cạnh tranh nội bộ chuyển thành lợi thế cạnh tranh thực sự cho tổ chức.