Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình vô giá của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa tạo nên thương hiệu, triết lý văn hóa doanh nghiệp này được nhiều doanh nghiệp dẫn đầu sử dụng như một kim chỉ nam dẫn dắt doanh nghiệp thành công. Vấn đề mà các doanh nghiệp luôn phải đối mặt là làm thế nào để gìn giữ văn hóa của mình trước sự thay đổi và hội nhập kinh tế?
Bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn những cách hiệu quả để gìn giữ và duy trì văn hóa doanh nghiệp.
1. Xác định rõ văn hóa của công ty
Một nền văn hóa tổ chức mạnh mẽ là một văn hóa được xác định rõ ràng. Nếu bạn không xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty, bạn sẽ rất khó để yêu cầu mọi người làm theo.
2. Tích cực lắng nghe và phản hồi
Nếu bạn muốn nhân viên của mình coi trọng văn hóa công ty, người lãnh đạo cần phải là một tấm gương đối với nhân viên của mình. Để công ty ngày càng phát triển luôn cần lắng nghe và ghi nhận những đóng góp của cấp dưới. Đây là một trong những yếu tố then chốt để có thể nhận ra được những thiếu sót, những điểm chưa tốt trong công tác quản trị, cũng như vận hành công ty.
Điều này giúp cho các nhà lãnh đạo thay đổi, sửa chữa kịp thời, góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
3. Quy trình tuyển dụng phù hợp với văn hóa
Con người là một phần của văn hóa doanh nghiệp. Mặc dù các nhân viên hiện tại của bạn có thể nắm bắt được nội dung của văn hóa tổ chức của bạn, nhưng mỗi khi nhân viên mới vào thì văn hóa này có thể thay đổi. Do đó, điều quan trọng là phải coi sự phù hợp văn hóa là một phần trong tiêu chí tuyển dụng của bạn.
Thực tế cho thấy, cách tốt nhất để giữ gìn văn hóa doanh nghiệp chính là nghiêm khắc, kỹ lưỡng trong vấn đề tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng phải xem xét kỹ càng hơn để chắc chắn rằng nguồn nhân lực mới là những người có đủ phẩm chất, kỹ năng cần có để có thể đáp ứng những yêu cầu cơ bản được đưa ra và họ phải là những nhân viên phù hợp với mục tiêu, chính sách phát triển của doanh nghiệp.
4. Xây dựng trách nhiệm cá nhân và phát huy văn hóa
Yêu cầu mọi người chịu trách nhiệm về hành động của họ là một phần quan trọng của văn hóa công ty. Nhưng bạn cũng cần quy trách nhiệm cho họ trong việc duy trì văn hóa công ty, bao gồm các giá trị cốt lõi và tầm nhìn của nhà lãnh đạo.
Với tiêu chí hòa nhập nhưng không hòa tan, ngoài việc duy trì văn hóa doanh nghiệp thì các nhà lãnh đạo nên tạo môi trường làm việc cho nhân viên có nhiều cơ hội phát huy những hoạt động truyền thống của công ty.
5. Khen thưởng, công nhận nhân viên
Các ban lãnh đạo nên thường xuyên khen thưởng đối với các nhân viên có thành tích tốt, động viên, khích lệ những ai còn chưa tốt và khuyến khích họ tiếp tục công việc. Nhận ra sự có mặt họ trong các cuộc giao tiếp và sự kiện của công ty, giao cho họ một vai trò hoặc trách nhiệm đặc biệt nào đó, bởi điều này sẽ giúp họ cảm thấy sự cố gắng của bản thân được coi trọng, từ đó họ sẽ muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty.
6. Thường xuyên củng cố giá trị văn hóa
Mỗi khi bạn giao tiếp với nhân viên là một cơ hội để củng cố văn hóa công ty của bạn. Email nội bộ, đào tạo, huấn luyện, xây dựng nhóm và các sự kiện của công ty đều là những thời điểm tuyệt vời để nói về văn hóa, củng cố các giá trị cốt lõi và đảm bảo nhân viên của bạn hiểu vai trò của họ trong việc giúp công ty của bạn phát triển. Hãy luôn nói cho họ biết về mục tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn của công ty, giúp họ có sự tiếp cận và chuẩn bị đúng đắn nhất cho các dự án quan trọng sắp tới.
Xem thêm: https://sphoton.com/sai-lam-trong-quan-ly-cong-viec-ma-nha-lanh-dao-can-tranh/
Văn hóa công ty mạnh mẽ là điều mà nhiều tổ chức phấn đấu đạt được. Đó là sự cân nhắc quan trọng đối với những nhân tài khi ứng tuyển vào doanh nghiệp của bạn. Đầu tư vào văn hóa doanh nghiệp và làm việc siêng năng để duy trì nó là yếu tố then chốt để thu hút nhân sự tài năng đến với công ty của bạn, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa.