Là một nhà lãnh đạo thì việc đối mặt giải quyết những vấn đề xảy ra với doanh nghiệp là điều đương nhiên. Nhưng trên thực tế thì không phải nhà lãnh đạo nào cũng có khả năng nhìn thấy cốt lõi của vấn đề và tìm ra cách xử lý tốt nhất cho doanh nghiệp.
1. Không biết cách giao phó việc cho cấp dưới
Đây là một trong những sai lầm phổ biến hiện nay trong quá trình quản lý công việc của các nhà lãnh đạo. Doanh nghiệp có đảm bảo nguồn nhân sự đủ năng lực để đảm đương nhiệm vụ hay không thì vẫn có những nhà quản trị ôm đồm nhiều công việc cùng một lúc.
Nếu xét về khía cạnh trước mắt thì các nhà lãnh đạo có thể hoàn thành công việc tốt nhất và nhanh hơn, ít tốn kém hơn nhưng xét về khía cạnh lâu dài thì vấn đề này có thể khiến cho bản thân các nhà lãnh đạo không có thời gian để quản lý hay giám sát kỹ hơn hoạt động lớn, nhỏ của doanh nghiệp.
Một khi ôm một lúc quá nhiều việc sẽ khiến cho nhà lãnh đạo mất tinh thần và không giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt làm ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Đối với nhân viên hay cấp dưới thì họ sẽ cảm thấy không được sếp tin tưởng và giao việc. Về lâu dài thì sẽ nảy sinh những cảm giác khó chịu và không được sự coi trọng từ cấp trên.
2. Cắt giảm chi phí không đúng cách
Trong nhiều trường hợp thì việc cắt giảm những chi phí là một cách để tiết kiệm tối đa cho công ty. Tuy nhiên trên thực tế thì cách làm này sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu như cách mà người ta lầm tưởng về nó.
Việc cắt giảm mọi chi phí nếu như không có chiến lược cụ thể rõ ràng và hợp lý thì sẽ dẫn đến tình trạng nảy sinh mâu thuẫn giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty. Trường hợp xấu nhất là quá chú trọng đến việc cắt giảm chi phí làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và làm tổn hại nặng nề về mặt hình ảnh của công ty.
Xây dựng và phát triển thương hiệu rõ ràng không phải là việc một sớm một chiều, do đó nếu chỉ chăm chăm nhìn vào mục tiêu trước mắt mà không đặt tầm nhìn xa hơn và rộng hơn thì các nhà quản trị sẽ không thể thấy được bức tranh tổng thể của doanh nghiệp mình.
Vì thế nên việc nhà quản trị cần làm là đặt tầm nhìn xa hơn để nhìn thấy những vấn đề mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt để tìm cách khắc phục trước những khó khăn.
4. Quá keo kiệt trong lương thưởng
Một số nhà quản trị chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt, cho rằng mọi thứ đều là hiển nhiên và có sẵn mà không ghi nhận và không coi trọng sự đóng góp của nhân viên trong quá trình làm việc.
Lâu dần thì sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy bất công và không được đối xử tốt. Họ sẽ cho rằng những gì mà công ty dành cho họ thì công xứng với những gì họ đã cống hiến.
Vì thế mà các nhà lãnh đạo cần xem xét lại vấn đề lương bổng và chính sách hậu đãi dành cho những nhân viên có đóng góp lớn và có thành tích tốt trong công việc để vừa giảm bớt tình trạng chán nản, bỏ việc, vừa có thể khuyến khích nhân viên có động lực để cố gắng và cống hiến nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp.
5. Luôn đổ lỗi khi gặp sự cố
Trong cương vị là một nhà lãnh đạo và gánh trên vai một trọng trách vô cùng to lớn thì việc phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề xảy ra trong công ty là việc đương nhiên. Chịu trách nhiệm và tìm ra hướng giải quyết vấn đề, không đùn đẩy trách nhiệm và đổ lỗi cho các thành viên trong đội.
Cấp trên sẽ không nhận được sự tôn trọng từ cấp dưới nếu như tiếp tục giữ tâm lý đổ lỗi và chối bỏ trách nhiệm khi gặp vấn đề xảy ra.
Do đó, việc tìm thấy phương pháp phù hợp, có thể tạo ra một quy trình quản lý hoàn thiện giúp vận hành doanh nghiệp luôn là một thách thức lớn đối với các nhà quản trị thời đại công nghệ số. Để tránh những vấn đề này thì nhà lãnh đạo cần tránh những sai lầm trên và không ngừng cố gắng cải thiện vai trò quản trị doanh nghiệp của mình.